Người Việt sống và làm việc ở Nhật Bản khoảng thời gian dài chắc chắn không thể tránh khỏi những lúc ốm đau, mệt mỏi phải đi khám. Vậy khám ở đâu, cần chuẩn bị những gì khi đi khám bệnh ở Nhật, những bệnh như thế nào cần đi khám? Hãy để Vietmart giúp bạn nhé!
Cần chuẩn bị gì khi đi khám ở Nhật Bản
Cần mang thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh ở Nhật Bản
Cần chuẩn bị những thứ này khi đi khám ở Nhật Bản:
Giấy tờ tuỳ thân
Giấy tờ bạn cần và nên mang theo nhất là bảo hiểm y tế. Bảo hiểm y tế có thể chi trả cho bạn tới 70% phí khám chữa bệnh nên nhất định phải mang theo nếu không muốn mất thêm một khoản phí lớn nhé!
Các giấy tờ tuỳ thân khác như thẻ ngoại kiều cũng nên mang theo đề phòng trường hợp cần dùng tới.
Đặt lịch khám
Bạn nên đặt lịch khám trước khi tới bệnh viện, nếu không đặt lịch trước thì có khả năng sẽ phải đợi khoảng 1,2 tiếng.
Thông thường ở các bệnh viện, phòng khám tại Nhật sẽ có các tạp chí để bệnh nhân chờ khám đọc.
Sổ khám bệnh
Mang sổ khám bệnh khi đi khám bệnh ở Nhật
Đối với những người đã khám trước đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn mang theo sổ khám để theo dõi bệnh tình xem tiến triển hay cần làm gì thêm không.
Tiền mặt
Rất nhiều bệnh viện và phòng khám ở Nhật nhận thanh toán chi phí bằng tiền mặt nên tốt nhất hãy mang theo tiền mặt bên người khi khám bệnh tại Nhật nhé!
Từ vựng cơ bản khi đi khám bệnh ở Nhật
Cần biết một số từ vựng cơ bản về bệnh của mình để dễ dàng trao đổi với bác sĩ
Người thân biết tiếng Nhật
Trong trường hợp tiếng Nhật của bạn còn nhiều hạn chế thì nên nhờ người thân, bạn bè, người có vốn tiếng Nhật tốt để đi cùng.
Nên đi khám tại bệnh viện hay phòng khám
Nên đi khám bệnh ở Nhật tại phòng khám hay bệnh viện?
Rất nhiều người thắc mắc nên đi khám ở bệnh viện hay phòng khám. Nếu bạn bị bệnh nặng, cần phải nhập viện lâu dài thì nên tới bệnh viện, còn bệnh nhẹ như cảm cúm, đau mỏi thì nên tới phòng khám.
Các bệnh viện tại Nhật có cơ sở và trang thiết bị tốt hơn phòng khám nhưng sẽ phải đợi lâu hơn, thủ tục lâu hơn so với phòng khám.
Các phòng khám có nhiều ở khắp mọi nơi sẽ dễ dàng và tiện lợi hơn.
Và đặc biệt là cả bệnh viện và phòng khám ở Nhật đêu có thể dùng thẻ bảo hiểm y tế nhé!
Quy trình khám bệnh ở Nhật Bản
Tuỳ mỗi địa điểm phòng khám hay bệnh viện sẽ có quy trình khác nhau nhưng hầu hết sẽ có 3 bước sau đây:
Tiếp nhận bệnh nhân
Khám bệnh ở Nhật
Bước 1: Đối với những bệnh nhân đến khám lần đầu sẽ được phát mẫu đơn điền thông tin cá nhân bao gồm tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại,… Sau đó bệnh nhân sẽ phải đóng một khoản phí và được phát một thẻ khám bệnh có lưu thông tin của bệnh viện.
Đối với bệnh nhân tái khám thì không cần phải điền thông tin, chỉ cần đưa thẻ bệnh viện cho y tá trực.
Bước 2: Điền mẫu đơn về tình hình sức khoẻ. Các thông tin cần thiết như chiều cao, cân nặng, đang bị đau ở đâu, có những dấu hiệu gì,…
Điền thông tin vào giấy khi khám bệnh ở Nhật
Bước 3: Nộp cho y tá trực giấy tờ đã điền và thẻ bảo hiểm y tế, nhân viên y tá sẽ chỉ bạn tới khoa cần khám
Bước 4: Lấy số thứ tự và đợi tới lượt.
Khám bệnh
Khám bệnh ở Nhật
Khi bảng thông báo đọc tới số thứ tự của bạn, hãy vào phòng khám được chỉ định. Tại đây tất cả hồ sơ, giấy tờ bạn đã điền đều được gửi trên máy tính của bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng của bệnh tình rồi đưa ra chuẩn đoán.
Một số trường hợp sẽ cần làm thêm các xét nghiệm để biết chính xác bệnh tình.
Sau khi đưa ra kết luận, bạn chỉ cần đến phòng chờ đợi gọi tên để lấy thuốc và sổ khám nếu cần tài khám.
Thanh toán phí khám bệnh
Khi được gọi tên, bạn cần đến quầy lễ tân lấy lại thẻ bảo hiểm y tế, thuốc và sổ khám (trong trường hợp cần tái khám) và thanh toán phí khám bệnh.
Một số từ vựng khi khám bệnh ở Nhật
Thời điểm bắt đầu triệu chứng bệnh (症状の始まり)(Shoujou no hajimari)
Mấy tiếng trước: ~ 時間前 (~ jikan mae)
Mấy ngày trước: ~ 日前 (~ Nichi mae)
Mấy tuần trước: ~ 週間前 (~ Shukan mae)
Mấy tháng trước: ~ か月前 (~ Ka getsu mae)
Tần xuất của triệu chứng (症状の頻度)(Shoujou no hindo)
Lần đầu bị: 初めてです (Hajimete desu)
Đột nhiên bị: 突然なります (Totsuzen narimasu)
Đã từng bị: 以前にもありました (Izen nimo arimashita)
Đôi khi bị: 時々なります (Tokidoki narimasu)
Một số loại thuốc phổ biến ở Nhật
Một số loại thuốc đặc trị bệnh cảm cúm, giảm đau của Nhật rất được ưa dùng. Hãy thử uống thuốc trước khi đi khám xem sao nhé!
Pavlon Gold A (パブロンゴールド A)
Khám bệnh ở Nhật – Thuốc Pavlon Gold A
Pavlon Gold A chứa 7 loại thành phần hoạt tính bao gồm guaifenesin. Đây là một phương thuốc chữa cảm lạnh giúp cải thiện các triệu chứng cảm lạnh khác nhau như ho, rám nắng và đau họng. Pavlon Gold A là thuốc đặc trị cảm cúm được ưa chuộng nhất Nhật Bản.
Giá bán: ¥1729 (Khoảng 350,000 vnd)
Công dụng: Giảm các triệu chứng cảm (ho, rám nắng, đau họng, hắt hơi, nghẹt mũi, ớn lạnh, sốt, nhức đầu, đau khớp, đau cơ)
Cách dùng: Ngày uống 3 lần sau bữa ăn
Trẻ từ 12-14 tuổi: Uống ⅔ gói/lần
Người lớn từ 15 tuổi trở lên uống 1 gói/lần
Lưu ý: Không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi.
Glucosamine (グルコサミン)
Khám bệnh ở Nhật – Thuốc xương khớp Glucosamine
Glucosamine duy trì sụn khớp bằng cách ngăn chặn sự phân hủy quá mức của các thành phần sụn ở những người có tải trọng lên sụn khớp do tập thể dục. Đây là loại thuốc phù hợp với những người có vấn đề về xương khớp, hay hoạt động xương khớp nhiều.
Giá bán: ¥2300 (Khoảng 460,000 vnd)
Công dụng: Hỗ trợ giảm đau nhức xương đầu gối, khớp, sụn
Cách dùng: Uống 10 viên/ngày với nước ấm.
Đối với những người mới dùng nên giảm liều lượng khoảng 5-7 viên/ngày.
Salonpas A (サロンパスA)
Khám bệnh ở Nhật – Cao dán Salonpas A
Salonpas A là miếng dán giảm đau xương khớp có công dụng vô cùng tốt. Không chỉ được ưa chuộng ở Nhật Bản, Salonpas còn được dùng ở rất nhiều quốc gia khác trong đó có cả Việt Nam.
Giá bán: ¥1650/Hộp 140 miếng
Công dụng: Giảm cứng vai, đau lưng, đau cơ, mỏi cơ, bầm tím, bong gân, đau khớp, đau gãy xương.
Cách dùng: Dán lên vùng bị đau nhức
Lưu ý: Rửa sạch vùng da trước khi dán lên.
Khi dùng cho trẻ em cần giám sát, hỏi ý kiến bác sĩ.
Okinawa Fukoidan (沖縄フコイダン)
Khám bệnh ở Nhật – Thuốc Okinawa Fukoidan
Okinawa Fukoidan là loại tảo biển được nghiền nhỏ thành viên xuất xứ từ vùng Okinawa, Nhật Bản.
Giá bán: ¥7980 (Khoảng 1,600,000 vnđ)
Công dụng: Chiết xuất từ rong biển có lợi cho sức khoẻ, phòng ngừa bệnh ung thư.
Cách dùng: Uống 6 viên một ngày với nước lọc hoặc nước ấm.
Eve quick (イブクイック)
Khám bệnh ở Nhật – Thuốc giảm đau Eve quick
Giá bán: ¥931 (Khoảng 200,000 vnđ)
Công dụng: Giảm đau đầu, đau cứng vai, đau răng, đau bụng kinh (đau sinh lý), đau họng, đau khớp, đau cơ, đau dây thần kinh, đau lưng dưới, đau sau khi nhổ răng, đau bầm tím, đau tai, đau gãy xương, đau tê, đau do chấn thương
Hạ sốt khi ớn lạnh và sốt.
Cách dùng: Uống tối đa 3 lần/ngày
Tránh nhịn đói, uống thuốc với nước ấm hoặc nước lọc
Người lớn từ 15 tuổi trở lên uống 2 viên/lần.
Lưu ý: Không dùng cho trẻ dưới 15 tuổi
Uống mỗi lần cách nhau ít nhất 4 giờ.
Rohto 40 (ロートクール40α)
Khám bệnh ở Nhật – Thuốc nhỏ mắt Rohto 40
Rohto là hãng thuốc nhỏ mắt nổi tiếng nhất Nhật Bản, với rất nhiều chủng loại khác nhau, Rohto có công dụng chữa lành, giảm các bệnh về mắt.
Giá bán: ¥367 (Khoảng 80,000vnđ)
Công dụng: Giảm mờ mắt, mỏi mắt, xung huyết kết mạc. Phòng chống các bệnh về mắt, viêm mắt. Giảm khó chịu khi đeo kính áp tròng.
Cách dùng: Nhỏ 5,6 lần/ngày, mỗi lần 2-3 giọt.
Lưu ý: Không nhỏ khi đang đeo kính áp tròng.
Chondroitin ZS (コンドロイチンZS)
Khám bệnh ở Nhật – thuốc Chondroitin ZS
Giá bán: ¥7300 (1,500,000 vnđ)
Công dụng: giảm đau khớp, đau dây thần kinh, đau thắt lưng, vai cóng, điếc thần kinh, điếc sau chấn thương âm thanh, phục hồi sau mệt mỏi.
Cách dùng: Uống 3 lần/ngày, mỗi lần 2 viên.
Lưu ý: Để xa tầm tay trẻ em.
Spirlina 100% (スピルリナ100%)
Khám bệnh ở Nhật – Thuốc Spirlina 100%
Spirlina là loại tảo xoắn Nhật Bản vô cùng tốt cho sức khoẻ. Không chỉ ở Nhật mà ở Việt Nam rất nhiều dùng Spirline như một loại thuốc giúp nâng cao sức khoẻ.
Giá bán: ¥2116/ 2400 viên (Khoảng 400,000 vnd)
Công dụng: Chiết xuất từ tảo xoắn, tốt cho sức khoẻ, chống lão hoá, ngăn ngừa bệnh ung thư.
Cách dùng: Một ngày uống khoảng 40 viên chia làm nhiều lần bằng nước lọc và nước ấm.
Lưu ý: Người mới bắt đầu dùng thuốc nên uống lượng nhỏ khoảng 5 viên/ ngày
Người có cơ địa nhạy cảm nên uống 1 viên/ngày.
Xem thêm:
Comentários