top of page
Writer's picturevietmartjpcom

Cơm mẻ (160g)

Cơm mẻ là gia vị truyền thống trong nền ẩm thực Việt. Hãy cùng Vietmart tìm hiểu cơm mẻ là gì? Các lưu ý khi dùng cơm mẻ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cả nhà nhé!

Cơm mẻ là gia vị Việt truyền thống

Mẻ, có tên gọi khác là cơm mẻ, là một gia vị Việt cơ bản trong nền ẩm thực Việt. Gia vị truyền thống này có vị chua thanh và mùi thơm rất đặc trưng, thường được sử dụng trong nhiều món như món lẩu, các món om, canh chua, bún riêu, thịt trâu cơm mẻ, ốc nấu đậu phụ chuối xanh.

Cơm mẻ có nguyên liệu chính là cơm nguội và nước cơm chắt ra khi nấu cơm, hòa trộn vào nhau, ủ trong hũ sành sứ, chum vại hoặc hũ thủy tinh nhỏ, kín nắp một thời gian để cho lên men tự nhiên. Sau hai tuần ủ nơi kín gió, những con mẻ đầu tiên xuất hiện trong lớp cơm đã tan rã, nát nhừ thành một màu trắng đục như váng sữa.


Cơm mẻ tại Nhật | Vietmart – cung cấp gia vị, đặc sản Việt

Cơm mẻ rất có lợi cho sức khỏe

Cơm mẻ rất bổ dưỡng, giàu chất đạm, axit amin và vitamin. Nó không chỉ là một gia vị làm hỗ trợ hương vị đặc trưng cho món ăn mà còn mang lại lợi ích cho sức khỏe người dùng như: tăng tiết dịch vị, kích thích ngon miệng, bổ sung một số chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa.


Cơm mẻ tại Nhật | Vietmart – cung cấp gia vị, đặc sản Việt

Một số lưu ý khi sử dụng cơm mẻ

Khi dùng cơm mẻ, bạn cần chú ý đến một số điều sau:

  • Tránh ăn quá nhiều cơm mẻ, vì cơ thể sẽ dư lượng axit lactic gây ra triệu chứng đau bụng và tiêu chảy.

  • Tránh ăn cơm mẻ nói chung và các món dùng cơm mẻ nói riêng, đối với những người bị đau dạ dày hay viêm loét dạ dày.

  • Làm cơm mẻ không đúng cách sẽ dẫn đến vi khuẩn và nấm mốc phát triển, nhất là nấm mốc lên men trong cơm (trước khi lấy dùng để làm mẻ) gây bất lợi cho sức khỏe. Còn đối với nấm mốc được lên men trong quá trình lên mẻ thì nó có lợi cho sức khỏe bạn nhé.

  • Trước khi dùng, cần phân biệt cơm mẻ có bị mốc hay không? Dấu hiệu cơm mẻ bị mốc là thường không có mùi thơm đặc trưng, không có vị chua tự nhiên và kèm theo màu sắc trông rất kì lạ.


1 view0 comments

Comments


bottom of page